Nhận định, soi kèo Club America vs Club Leon, 8h00 ngày 20/2: Quyết giữ ngôi đầu
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Fortaleza vs Rionegro Aguilas, 08h10 ngày 18/2: Khách tự tin có điểm -
Nền tảng để Việt Nam trở thành quốc gia số hiện đại, thông minhĐây là một trong những chiến lược chuyên sâu của ngành TT&TT, cùng với nhiều chiến lược chuyên sâu khác đã được Bộ TT&TT tham mưu ban hành trước đó để đề ra con đường phát triển trong các lĩnh vực chuyển đổi số, Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, an toàn an ninh mạng, bưu chính, chuyển đổi số báo chí, dữ liệu số, công nghiệp bán dẫn.
Một trong những quan điểm phát triển hạ tầng số Việt Nam là hạ tầng số với 4 thành phần chính là hạ tầng của nền kinh tế. Ảnh minh họa: Đ.Thọ Chia sẻ với phóng viên VietNamNetvề ý nghĩa của chiến lược phát triển hạ tầng số mới được phê duyệt, Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho hay, chiến lược cụ thể hóa quan điểm đã được Thủ tướng Chính phủ nêu tại Hội nghị thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước ngày 21/9.
Đó là khuyến khích doanh nghiệp phát triển hạ tầng số “tiên phong cùng Chính phủ, chính quyền địa phương phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng số, hạ tầng giao thông, hạ tầng kinh tế xã hội, hạ tầng văn hóa; đặc biệt hạ tầng giao thông về phát triển đường sắt cao tốc, đường bộ cao tốc, sân bay, bến cảng; hạ tầng chống biến đổi khí hậu, hạ tầng số, hạ tầng chuyển đổi xanh”.
Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 xác định hạ tầng số là hạ tầng của nền kinh tế, được Nhà nước ưu tiên phát triển và bảo vệ như hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng. Nhà nước sẽ tạo môi trường phát triển thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư, phát triển hạ tầng số.
“Chiến lược này cũng sẽ giúp các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp công nghệ số xác định không gian phát triển mới, xây dựng định hướng phát triển doanh nghiệp mình trong giai đoạn 2024 - 2030”,đại diện Cục Viễn thông cho biết.
Cụ thể, theo chiến lược, hạ tầng số của Việt Nam có 4 thành phần chính: Hạ tầng viễn thông và Internet, hạ tầng dữ liệu, hạ tầng vật lý - số, hạ tầng tiện ích số và công nghệ số như dịch vụ.
Cùng với việc nêu rõ các quan điểm chính trong phát triển hạ tầng số Việt Nam, chiến lược mới được phê duyệt cũng xác định tầm nhìn là “Hạ tầng số là nền tảng để Việt Nam trở thành quốc gia số hiện đại, thông minh. Hạ tầng số Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đồng bộ, an ninh, an toàn và bền vững ngang tầm với các nước phát triển trên thế giới, góp phần đưa Việt Nam đạt mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và đạt mức thu nhập cao vào năm 2045”.
9 nhóm giải pháp phát triển hạ tầng số Việt Nam
Tại chiến lược mới ban hành, các mục tiêu cụ thể về phát triển hạ tầng số Việt Nam đến năm 2025 và đến năm 2030 cũng đã được đề ra.
Theo đó, phổ cập cáp quang đến các hộ gia đình; 100% các tỉnh, thành phố, các khu công nghệ cao, khu CNTT tập trung, trung tâm nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo, khu công nghiệp, nhà ga, cảng biển, sân bay quốc tế có dịch vụ di động 5G; đưa vào khai thác tối thiểu 2 tuyến cáp quang biển quốc tế mới; mỗi người dân có 1 định danh số và 1 kết nối IoT... là những mục tiêu cần đạt trong thời gian từ nay đến hết năm 2025.
Những mục tiêu cụ thể đến năm 2030 gồm có: 100% người sử dụng có khả năng truy nhập cáp quang với tốc độ 1Gb/s trở lên; mạng băng rộng di động 5G phủ sóng 99% dân số; xây dựng, bảo đảm năng lực, sẵn sàng triển khai thử nghiệm mạng di động 6G; đưa vào hoạt động thêm tối thiểu 6 tuyến cáp quang biển mới, nâng tổng dung lượng thiết kế cáp quang trên biển đạt tối thiểu 350 Tbps; phát triển các trung tâm dữ liệu siêu lớn, trung tâm dữ liệu hỗ trợ các ứng dụng AI...
Phát triển các trung tâm dữ liệu siêu lớn cũng là 1 trong những mục tiêu cụ thể được đề ra tại chiến lược. Ảnh minh họa: M.Quyết Để hiện thực hóa các mục tiêu nêu trên, bên cạnh các nhóm nhiệm vụ trọng tâm về phát triển 4 thành phần chính của hạ tầng số Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ ra 9 nhóm giải pháp cần tập trung thời gian tới, bao gồm: Hoàn thiện thể chế; ưu tiên phát triển hạ tầng số như hạ tầng giao thông, năng lượng; huy động nguồn lực, bảo đảm kinh phí, nguồn nhân lực thực hiện; bảo đảm an toàn, an ninh mạng, quyền lợi người dùng; nghiên cứu phát triển; tiêu chuẩn, quy chuẩn; đo lường, quản lý, giám sát; hợp tác trong nước và hợp tác quốc tế; và tuyên truyền, nâng cao năng lực khai thác hạ tầng số.
Trong đó, về ưu tiên phát triển hạ tầng số như hạ tầng giao thông và năng lượng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ban hành các chính sách, quy định bảo đảm hạ tầng kỹ thuật của các ngành khác phải cho hạ tầng viễn thông được chia sẻ, dùng chung để hỗ trợ phát triển hạ tầng viễn thông, bảo đảm hiệu quả đầu tư chung của nền kinh tế.
Cùng với đó, sẽ hoàn thiện các chính sách, thúc đẩy và bảo đảm trong quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh phải sẵn sàng cho phát triển hạ tầng số, cụ thể như ưu tiên không gian, vị trí, tạo điều kiện để phát triển hạ tầng băng rộng, xây dựng các trung tâm lưu trữ dữ liệu, trạm trung chuyển Internet, trạm cập bờ kết nối quốc tế…
Còn ở nhóm giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng, quyền lợi người dùng, các việc cụ thể cần được triển khai là thực thi văn bản quy phạm pháp luật, chính sách và văn bản hướng dẫn thi hành về bảo đảm an toàn, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân; bảo vệ quyền lợi người sử dụng, ứng phó, xử lý ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trên hạ tầng viễn thông...
Các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng số có trách nhiệm từ chối hợp tác, kinh doanh với các tổ chức, doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật và không để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật sử dụng hạ tầng của mình.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT&TT chủ trì tổ chức thực hiện "Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030"; triển khai các hệ thống giám sát, quản lý, đo lường, đánh giá phát triển hạ tầng số bảo đảm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của chiến lược. Đồng thời, hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp, tổ chức triển khai chiến lược.
Theo số liệu của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, hiện tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh đã đạt 87,4%; tỷ lệ hộ gia đình có Internet cáp quang băng rộng đạt 82,3%. Tính đến tháng 9, Bộ Công an đã kích hoạt hơn 57,1 triệu tài khoản định danh điện tử. Hạ tầng số Việt Nam phải đủ và phổ cập để phát triển kinh tế sốMuốn phát triển kinh tế số thì phải có hạ tầng số. Hạ tầng số vừa bao gồm hạ tầng cứng và hạ tầng mềm. Hạ tầng là cái nền cho phát triển. Cái nền thì phải đủ và phải phổ cập."> -
Bạn muốn hẹn hò tập 770: Chàng trai đi tán gái, nói lắp liên tục nhưng nói câu nào cũng 'chất lừ'Tiến Phương kể lại quyết tâm xin nghỉ phép 3 ngày để tham gia chương trình. Bạn muốn hẹn hò tập 770 ghép đôi chàng trai Đào Tiến Phương, 32 tuổi, hiện làm việc ở Vĩnh Phúc với cô gái xinh đẹp Kim Thị Ánh, 25 tuổi, đang kinh doanh online tại Hà Nội.
Tiến Phương cho biết sau khi đi lao động ở Đài Loan (Trung Quốc) về, anh hiện là tổ trưởng bộ phận sản xuất camera điện thoại của một công ty có tiếng.
Chàng trai quê Phú Thọ tự đánh giá bản thân là người tự lập, biết nấu ăn, biết quan tâm tới người khác và yêu thương những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Nhược điểm của anh là không biết cách giữ tiền.
Trong khi đó cô gái quê Vĩnh Phúc tự nhận xét mình là người thân thiện, hoà đồng, biết lắng nghe. Mới 25 tuổi nhưng Ánh đã trải qua 3 mối tình, mối tình dài nhất kéo dài 3 năm.
Tiến Phương mới có 2 mối tình, trong đó mối tình dài nhất cũng kéo dài 3 năm khi anh còn làm việc ở Đài Loan.
Tiến Phương kể về áp lực bị mẹ giục lấy vợ. Tiến Phương cho biết anh không có mẫu hình bạn gái lý tưởng. Anh chỉ mong bạn gái có lòng vị tha, đối xử tốt với mọi người, và anh coi trọng tâm hồn hơn ngoại hình.
Tuy nói vậy nhưng khi được nhìn mặt đối phương, Tiến Phương đã tỏ ra rất háo hức và nhiệt tình trong việc chinh phục cô gái xinh đẹp.
Anh không tiếc lời tán tỉnh: “Anh thấy em là người dễ thương. Lần đầu tiên tiếp xúc, anh chưa nói được gì nhiều nhưng anh nghĩ em là người phụ nữ rất giống với mẹ của các con anh”.
Khi nghe Kim Ánh chia sẻ về mẫu bạn trai mong muốn: không gia trưởng, không hay ghen, ưa nhìn, đàng hoàng, sạch sẽ, Tiến Phương tự tin khẳng định mình đáp ứng được tiêu chuẩn cô đặt ra. Anh chia sẻ thêm quan điểm của mình trong tình yêu, đó là đề cao sự minh bạch, trung thực và tin tưởng lẫn nhau.
Trong suốt buổi nói chuyện, Tiến Phương khiến cả trường quay bật cười vì tật nói lắp. Anh cho biết mình “hay nói lắp khi bị run”. Nhưng những gì chàng trai này nói ra đều khiến MC Ngọc Lan hết sức tâm đắc và khen ngợi.
Việc Tiến Phương lắp bắp chia sẻ khiến 2 MC bật cười vì dễ thương. Tiến Phương cũng thật thà chia sẻ về việc đã rất quyết tâm đến với chương trình. “Khi được báo trúng tuyển, em gọi cho quản lý công ty xin phép nghỉ 3 ngày. Do mới vào làm 6 tháng nên em chỉ được nghỉ 1 ngày. Nhưng em nói với quản lý là nếu anh không cho em nghỉ 3 ngày thì em sẽ xin nghỉ việc luôn”.
Chàng trai cho biết sẽ không hối hận nếu bị cho nghỉ việc, bởi vì anh nghĩ mình còn có nhiều cơ hội khác. “Nếu không đưa được em về thì dù sao anh cũng có thêm một người bạn, được gặp anh Quyền Linh và chị Ngọc Lan và một lần được lên truyền hình”.
Điều đặc biệt hơn là Tiến Phương và Kim Ánh đều nhiệt tình đến mức cả hai đều bay từ Hà Nội vào TP.HCM để tham gia chương trình. Tiến Phương cũng thật thà chia sẻ: “Mẹ anh bảo là Tết này nếu không chịu lấy vợ thì mẹ anh đuổi ra ngoài đường”.
Tuy nhiên, anh cũng khẳng định, với anh, tình yêu không có thời gian và khoảng cách.
Cuối chương trình, để khẳng định tình cảm ban đầu của mình dành cho Kim Ánh, Tiến Phương chia sẻ: “Chắc gặp được định mệnh của cuộc đời mình, anh mới run như thế này. Trước khi lên chương trình, anh cảm thấy rất bình thường. Nhưng khi ở sau cánh gà, biết là chỉ một chút nữa thôi sẽ gặp em, anh rất tò mò. Bây giờ được gặp rồi, anh ước gì có thể gặp em cách đây 32 năm”.
Trong màn bấm nút quyết định, cả hai nửa trái tim đều sáng rực màu đỏ để trao cho nhau cơ hội tìm hiểu sâu hơn.
Đăng Dương
Hẹn hò cùng lúc 6 đàn ông, người phụ nữ 42 tuổi nhận kết đắng
Người phụ nữ nói rằng mình và chồng cũ không hợp nhau nên đã ly hôn, cả hai không có con chung. Cuộc đời phía trước vẫn còn dài, cô muốn tìm một người cùng chí hướng để chung sống.
"> -
Hội thảo “Phát triển giao thông công cộng tại Hà Nội, chia sẻ kinh nghiệm từ Nhật Bản” diễn ra sáng nay (10/7) tại Hà Nội Nhật Bản trợ giá khoảng 585 triệu USD/năm cho giao thông công cộng
Sáng nay (10/7), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tập đoàn Michinori Holdings phối hợp với Sở GTVT Hà Nội và TCT Vận tải Hà Nội (Transerco) tổ chức hội thảo với chủ đề “Phát triển giao thông công cộng tại Hà Nội, chia sẻ kinh nghiệm từ Nhật Bản”.
Ông Jun Matsumoto - Tổng giám đốc Tập đoàn Michinori Holdings, doanh nghiệp vận tải buýt có địa bàn hoạt động lớn nhất Nhật Bản cho hay, tại Nhật, Bộ Đất đai, hạ tầng giao thông và Du lịch (MLIT) luôn hỗ trợ tối đa cho hoạt động kinh doanh vận tải buýt, bao gồm cả hỗ trợ tài chính, thiết kế các chế độ, chính sách cũng như tạo thuận lợi trong việc cấp phép kinh doanh, song song với việc giám sát chặt chẽ.
Chỉ riêng về hỗ trợ tài chính, ông Shintaro Eguchi, trưởng bộ phận chính sách giao thông, Cục Chính sách tổng hợp của MLIT cho biết, các cơ chế thuế đặc biệt liên tục được sử dụng để đảm bảo giao thông công cộng cho các địa phương.
“Số tiền trợ giá bằng các loại thuế đặc biệt có xu hướng gia tăng hàng năm. Thực tế, trong 8 năm qua đã tăng tới 36%”, ông này nói và cho biết thêm: Nếu như năm 2009, số tiền trợ giá này mới chỉ là 431 triệu USD thì đến năm 2017, con số này đã lên tới 585 triệu USD/năm.
“Nhật Bản còn xây dựng một bộ luật riêng gọi là Luật kích hoạt và tái cơ cấu giao thông công cộng các địa phương”, ông Shintaro Eguchi thông tin thêm.
Phía doanh nghiệp, ông Jun Matsumoto cho hay, bản thân các doanh nghiệp vận tải tại Nhật Bản cũng chủ động và tích cực tham gia vào quá trình tái cơ cấu mạng lưới giao thông công cộng, từ khâu phân tích hiện trạng đến xây dựng quy hoạch tổng thể và cuối cùng là lên kế hoạch thực thi.
Hệ thống giao thông ở Nhật Bản - Ảnh minh họa Đi làm bằng ô tô vô cùng đắt đỏ
Liên quan đến một số biện pháp hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, thúc đẩy hoạt động VTHKCC bằng xe buýt, ông Jun Matsumoto tiết lộ một số giải pháp trong đó có việc gia tăng xử phạt dừng đỗ xe trái quy định, “đánh” vào túi tiền của người đi ô tô.
“Nhờ lực lượng cảnh sát thực hiện triệt để việc xử phạt với những trường hợp đỗ xe trái phép mà số vi phạm này tại Tokyo đã giảm đáng kể. Thống kê cho thấy, nếu như những năm 1990 có khoảng hơn 200 nghìn xe bị phạt mỗi năm thì đến năm 2017, con số này chỉ còn khoảng trên dưới 40 nghìn xe”, ông này cho hay.
Về chi phí đi lại, theo ông Jun Matsumoto, đi làm bằng ô tô riêng ở Tokyo cực kỳ đắt đỏ. “Giả sử nếu dùng xe ô tô mới loại 1.500CC đi làm, chi phí phải trả hàng năm lên tới 11.500 USD (khoảng 20% thu nhập), bao gồm phí đỗ xe 6.970 USD, khấu hao xe 1.850 USD, chi phí xăng dầu 1.200 USD, thuế 370 USD, phí đăng kiểm 370 USD và phí bảo hiểm 740 USD. Trong khi đó, nếu chọn phương tiện con cộng, mỗi người chỉ phải chi khoảng 1.700 USD/năm, bằng 3% thu nhập”, ông này thông tin.
Theo baogiaothong
Giải pháp cấm xe máy tại Việt Nam dưới góc nhìn của chuyên gia Mỹ
Nhà kinh tế học thuộc Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ đã đưa ra nhận định về giải pháp cấm xe máy tại một số thành phố của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh vấn đề ô nhiễm không khí ngày càng trở nên đáng lo ngại.
"> Lý do người Nhật chuộng xe công cộng thay vì xe cá nhân